DetailController

Một số điểm mới của Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP về công tác pháp chế

Ngày 18/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 02/7/2024 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP về công tác pháp chế. Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh tổ chức triển khai đến toàn thể công chức tại các Phòng chuyên môn, Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Nghị định số 55/2011/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 04/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, công tác pháp chế đã đạt được những thay đổi nhất định, góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai Nghị định số 55/2011/NĐ-CP vào thực tiễn đã phát sinh một số tồn tại, hạn chế như: Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế; Cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Quy định về tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế; Điều kiện bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức pháp chế…

Do đó, nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu và góp phần từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị gắn với nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế trong tình hình mới, vào ngày 18/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 02/7/2024.

Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 10 điều (Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và Điều 12), chủ yếu là về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở bộ, cơ quan, ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế. Bổ sung 03 điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong công tác pháp chế (Điều 5a, 10a và Điều 16a). Bãi bỏ các điểm khoản điều sau: điểm b Khoản 8 Điều 3, Khoản 10 Điều 3, điểm b khoản 8 Điều 5, Khoản 9 Điều 5, điểm b Khoản 8 Điều 6, Khoản 9 Điều 6, điểm g Khoản 2 Điều 13 và Điều 17.

Một số điểm mới của Nghị định số 56/2024/NĐ-CP cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, quy định về ngạch pháp chế viên

Trước đây, tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế; tuy nhiên, Nghị định số 56/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung nội dung này thành pháp chế viên và tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế.

Theo đó, Pháp chế viên là người được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật. Ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp.

Ngạch pháp chế viên bao gồm: pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp. Quy định nội dung về tiêu chuẩn bổ nhiệm vào các ngạch pháp chế viên được nêu tại các điểm c (ngạch pháp chế viên), điểm d (ngạch pháp chế viên chính), điểm đ (ngạch pháp chế viên cao cấp) Khoản 1 Điều 12.

Thứ hai, bổ sung tiêu chuẩn của người đứng đầu tổ chức pháp chế

Tại điểm b Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP chỉ quy định “Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm làm công tác pháp luật”; nhưng đến điểm e Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP đã bổ sung thêm các tiêu chuẩn dành riêng đối với người đứng đầu tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị khác nhau, bao gồm:

Người đứng đầu Vụ hoặc Cục hoặc Ban thực hiện công tác pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương;
Người đứng đầu Phòng hoặc tương tương thực hiện công tác pháp chế ở các đơn vị thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 12 cũng được sửa đổi, bổ sung đối với doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập vận dụng tiêu chuẩn tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định các chế độ đối với người làm công tác pháp chế.

Thứ ba, quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác pháp chế

Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP bổ sung quy định căn cứ vào vị trí việc làm về nghề nghiệp chuyên môn pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính, người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được hưởng mức hỗ trợ là 60.000 đồng/ngày làm việc, ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được hưởng mức hỗ trợ từ 40.000 đồng/ngày làm việc. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập vận dụng chế độ hỗ trợ nêu trên để quyết định các chế độ đối với người làm công tác pháp chế.

Chế độ hỗ trợ này được áp dụng cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

(File văn bản kèm theo).

Võ Nguyễn Trúc Bạch
Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương