DetailController

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước

(LLCT&TTĐT) Những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội chính trị luôn tìm cách phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng mọi âm mưu và thủ đoạn. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đấu tranh để bảo vệ sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng cùng nhân dân ta đã lựa chọn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá.

Mở đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn, tiến đến vinh quang như hôm nay. Tuy nhiên, hiện tại, các thế lực thù địch và phản động vẫn ráo riết thực hiện các âm mưu diễn biến hòa bình nhằm loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Một trong những âm mưu nguy hiểm nhất của các thế lực thù địch, phản động chính là tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Mục tiêu không đổi của các thế lực thù địch, phản động, chống phá Đảng, Nhà nước là loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa đế quốc, dù không trực diện, luôn dẫn đầu trong việc chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua các hoạt động ngầm, mềm và sâu, bằng cách lôi kéo, liên kết và hợp tác để dần thẩm thấu và chuyển hóa. Các thế lực thù địch sử dụng các lực lượng phản động ngoài nước kết hợp với nhóm phản động và những kẻ cơ hội trong nước để chống phá cách mạng Việt Nam. Việc nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng là hết sức cần thiết.

Nội dung

Thời gian qua, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, nhân dân cần nhận diện được các âm mưu, thủ đoạn đó để xây dựng các biện pháp cấp bách và lâu dài góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các âm mưu, thủ đoạn ấy thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản sau:

Một là, các thế lực thù địch phủ định giá trị lịch sử của dân tộc và những thành quả cách mạng Việt Nam

Với âm mưu này, họ thường lấy các sự kiện lịch sử từ một số quốc gia khác để áp đặt vào điều kiện lịch sử của Việt Nam. Họ lập luận rằng nhiều nước đã đạt được độc lập, chủ quyền và phát triển mà không cần chiến tranh, đồng thời lên án các cuộc chiến tranh ở Việt Nam là nội chiến, làm cho người Việt Nam đánh người Việt Nam, đánh đồng những chiến sĩ cách mạng hy sinh vì chính nghĩa với những kẻ tay sai bán nước, và xuyên tạc quan điểm hòa hợp dân tộc của Đảng.

Trong thời kỳ đổi mới, có nhiều thông tin từ các thế lực, các phần tử phản động không công nhận thành quả đổi mới, chỉ nhìn vào những hạn chế mà phủ nhận những giá trị và thành quả mà Đảng và nhân dân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong gần 40 năm qua. Các thế lực thù địch so sánh Việt Nam với những thành công của một số nước khác để chê bai và phủ nhận thành quả, phê phán những hạn chế và yếu kém của Việt Nam mà không đề cập đến những khó khăn mà đất nước phải đối mặt, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động chống phá trong và ngoài nước.

Hai là, âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, phần tử chống phá nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian, chủ nghĩa Mác – Lên nin luôn có giá trị bền vững và tính thời đại. Những nguyên lý, khái niệm, phạm trù, quy luật và phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là “chìa khóa” giải quyết các vấn đề tư tưởng và soi sáng những nhiệm vụ cách mạng, giúp giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột và sự tha hóa. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn hướng tới sự tiến bộ của xã hội, những tư tưởng phát triển và nhân văn.

Hiện tại, với sự phát triển của công nghệ số, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, các thế lực thù địch, phản động đang lợi dụng sức lan tỏa, bùng nổ của internet để tung ra những thông tin xấu, độc, dưới dạng ngắn gọn nhằm reo rắc cho độc giả, nhân dân sự nghi ngờ hoặc phủ nhận hoàn toàn những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Các thế lực phản động cho rằng, ở thời điểm hiện nay, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã lạc hậu, đã cũ, không còn phù hợp và không thể là nền tảng, là cơ sở lý luận trong lãnh đạo, phát triển đất nước.

Không chỉ là các thanh niên, cán bộ, đảng viên có dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các phần tử phản động, các thế lực thù địch còn đưa ra các chiêu bài lôi kéo, dụ dỗ mọi tầng lớp trong xã hội nhằm hướng tới việc thực hiện các hoạt động chống phá. Chúng sửa đổi hoặc trích dẫn không đầy đủ các tài liệu lịch sử để tạo ra những hiểu lầm về các sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam, nhằm mục đích phủ nhận vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Chúng sử dụng các trang web, blog và tài khoản mạng xã hội giả mạo để phát tán thông tin sai lệch về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tuyên truyền rằng các thành tựu kinh tế và xã hội của Việt Nam không phải là kết quả của việc áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà là nhờ các yếu tố khác.

Các thông tin, bài viết của các phần tử phản động, các thế lực thù địch chủ yếu tác động vào tâm lý, kích động những nhóm đối tượng thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ, đặc biệt gần đây có xu hướng liên kết với các đối tượng có tiền án, nghiện hút, giang hồ mạng để truyền bá “lối sống phương Tây” tự do, tự tại, công kích và xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Ba là, âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, phần tử phản động xuyên tạc, phủ định các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,  pháp luật của Nhà nước

Mặc dù thực tiễn đã chứng minh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực thời gian qua đều thể hiện tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Nhà nước. Từ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho đến các chính sách đối ngoại, an ninh quốc phòng… của Việt Nam được hiện thực hóa trong các hoạt động đối nội, đối ngoại nhưng các chủ trương, chính sách này luôn xuyên tạc, bóp méo nhằm hạ thấp uy tín, kích động và làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước.

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn, đặc biệt là không gian mạng, xuất hiện những luận điệu cho rằng Việt Nam lựa chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm, duy ý chí, trái với quy luật phát triển chung của nhân loại. Những luận điệu này tập trung vào việc so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, cho rằng các nước đó đã đạt được vị thế nhất định trong khi Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, còn nhiều hạn chế và yếu kém về kinh tế - xã hội. Họ cho rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là sai lầm, không nhất thiết phải đi lên chủ nghĩa xã hội bởi minh chứng thực tiễn Liên Xô và Đông Âu – từng là thành trì vững mạnh của chủ nghĩa xã hội cuối cùng cũng đã sụp đổ thảm hại và từ bỏ ngọn cờ để đi theo chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, họ cho rằng Việt Nam không nên tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa mà nên rẽ sang một hướng khác để phát triển.

Những luận điệu “đánh tráo khái niệm” cho rằng nền kinh tế thị trường chỉ phù hợp với chủ nghĩa tư bản và rằng định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ cản trở và vi phạm các quy luật của thị trường, khiến nền kinh tế không thể phát triển. Đó chỉ là những chiêu bài của các thế lực thù địch, phản động, mục đích cuối cùng là phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, mọi mặt của Đảng, phủ nhận những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được trong những năm qua, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Để gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, làm giảm sức chiến đấu của nhân dân, Đảng, Nhà nước, các thế lực phản động luôn rêu rao rằng quân đội và công an chỉ nên làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước và an ninh trật tự xã hội, không nên bị chi phối bởi chính trị, không nên tham gia hoạt động chính trị, bởi vậy phải “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” hoặc liên tục đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bốn là, âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo các sự kiện chính trị và các vụ việc phức tạp, nhạy cảm của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước

Các thế lực thù địch lợi dụng các sự kiện chính trị quan trọng thời gian qua, định hướng dư luận thông qua các thông tin không đúng sự thật, không đúng bản chất, các hình ảnh bị đánh tráo theo hướng tiêu cực để tác động vào nhân dân như phân định biên giới, lãnh thổ, tranh chấp Biển Đông, ô nhiễm môi trường và những vấn đề liên quan đến công tác cứu trợ bão lụt, phòng chống COVID-19, chống tham nhũng, cải cách hành chính để tung tin thất thiệt trên các trang mạng xã hội. Những thông tin sai lệch khi được truyền bá trên mạng xã hội với tốc độ lan truyền chóng mặt gây hoang mang trong dư luận, tạo nên sự hiểu nhầm và hoài nghi vào cấp ủy, chính quyền các cấp.

Trong thời gian diễn ra Đại hội đảng các cấp và Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch đã cố tình đưa nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc về công tác chuẩn bị Đại hội. Chúng lợi dụng việc Đảng lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị để đưa ra nhiều ý kiến phá hoại, đòi đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập. Họ xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng, cho rằng quá trình này thiếu dân chủ, mọi thứ đã được sắp xếp trước, và rằng Đại hội đã tước đi quyền tự do, dân chủ trong việc đề cử và ứng cử. Họ cũng bịa đặt, vu cáo nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của một số lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, kích động gây mâu thuẫn và chia rẽ nội bộ, bôi xấu hình ảnh đất nước, ảnh hưởng đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng. Những nội dung sai trái này đã tác động đến tâm lý, tư tưởng, và tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, gây hiểu nhầm không đánh có trong dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng của người dân và tình hình chung của đất nước.

Lợi dụng sự kiện chính trị lớn của đất nước - cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị lại xem đây là thời cơ để chống phá. Họ tung lên các trang mạng nhiều thông tin xuyên tạc về chế độ và Đảng, phát tán tài liệu phản đối Quy chế bầu cử Quốc hội, cho rằng đây chỉ là hình thức.

Ở Việt Nam, các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng các vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền, dân tộc, và tôn giáo, cũng như các vấn đề do lịch sử để lại và những “điểm nóng” về an ninh và trật tự xã hội. Chúng tập trung vào các hạn chế và thiếu sót trong việc thực thi chính sách về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, và tôn giáo, cũng như sự chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa các vùng dân tộc, và trình độ dân trí thấp ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những âm mưu và thủ đoạn này được thực hiện một cách có hệ thống, tinh vi, và thường xuyên nhằm mục đích làm mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, gây hoang mang trong dư luận và làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, bên cạnh những cách thức nêu trên, có thể kể đến một số âm mưu, thủ đoạn khác như: Chúng lợi dụng những vấn đề tôn giáo, dân tộc, sự chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa các vùng để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sự bất mãn và chống đối trong một số nhóm dân cư; Chúng bóp méo các nỗ lực chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, cho rằng đây chỉ là hình thức đấu đá nội bộ, thanh trừng phe phái. Mục đích là làm mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng một chính quyền trong sạch, vững mạnh…

Năm là, các thế lực thù địch xuyên tạc đời tư và bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ

Chúng thường tập trung vào việc bới móc nhân thân, lai lịch và đời tư của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những câu chuyện bịa đặt, hình ảnh đã qua chỉnh sửa hoặc cắt xén được tạo ra nhằm hạ thấp uy tín của Người.

Nhờ kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và thành công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân tôn thờ và coi là biểu tượng cao đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do đó, để đánh đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và thiết lập một chế độ thân phương Tây, các thế lực thù địch tìm cách bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ và phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với chế độ.

Các thế lực thù địch và phần tử phản động sử dụng nhiều hình thức để xuyên tạc đời tư và bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ. Một số hình thức chủ yếu bao gồm: Lợi dụng Internet và mạng xã hội: Chúng tạo ra và lan truyền các thông tin sai lệch, bịa đặt về đời tư của các lãnh đạo. Các bài viết, hình ảnh và video bị cắt ghép, chỉnh sửa được đăng tải trên các trang mạng xã hội để lan truyền nhanh chóng và rộng rãi, nhằm kích động sự nghi ngờ và bất mãn trong cộng đồng; Sử dụng truyền thông quốc tế: Thông qua các kênh truyền thông quốc tế, chúng phát tán các thông tin bịa đặt và xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam, lợi dụng uy tín của các phương tiện truyền thông này để gây áp lực và tạo ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng quốc tế và trong nước; Phát tán tài liệu và sách báo lậu: Chúng biên soạn và phát tán các tài liệu, sách báo có nội dung bịa đặt về lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhằm tuyên truyền những thông tin sai lệch và gây mất niềm tin của người dân; Tạo dựng các câu chuyện giả mạo: Các thế lực thù địch dàn dựng những câu chuyện không có thật, liên quan đến đời tư của các lãnh đạo, sau đó sử dụng những câu chuyện này để làm mất uy tín và hạ bệ hình ảnh của họ trong mắt công chúng; Phát tán tài liệu bằng nhiều ngôn ngữ: Để mở rộng phạm vi ảnh hưởng, chúng dịch các thông tin bịa đặt sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm tiếp cận cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài và người nước ngoài, tạo áp lực từ cả trong và ngoài nước; Tạo các tài khoản ảo và các trang web chống phá: Chúng lập nhiều tài khoản giả mạo, các trang web, blog với mục đích lan truyền các thông tin sai lệch và xuyên tạc, khiến cho việc kiểm soát và đối phó trở nên khó khăn hơn. Những hình thức này không chỉ nhằm vào các lãnh đạo cấp cao mà còn có thể nhắm vào các cán bộ, đảng viên khác nhằm gây chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng và giảm niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị.

Kết luận

Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII của Đảng đã nhận định các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước. Cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, phần tử chống phá được Đảng, Nhà nước xác định là lâu dài, phức tạp, là nguy cơ cũng như thách thức lớn đối với đất nước trong thời gian tới.

Trong cuộc đấu tranh này, các cơ quan, tổ chức cần triển khai đồng bộ các biện pháp bao gồm cả giáo dục, truyền thông, pháp luật, tăng cường sự gắn kết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân: Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường học, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là trong đoàn viên, thanh niên. Tuyên truyền về giá trị và vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tổ chức các chương trình giáo dục lịch sử, giúp người dân hiểu rõ về quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước, vai trò của các lãnh tụ trong lịch sử; Tận dụng các nền tảng mạng xã hội và truyền thông để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời phản bác các luận điệu sai trái.

Tạo ra nội dung hấp dẫn, dễ tiếp cận để thu hút sự quan tâm của giới trẻ; Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về an ninh mạng, xử lý nghiêm các hành vi xuyên tạc, bôi nhọ lãnh tụ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Đầu tư vào công nghệ và con người để nâng cao năng lực bảo vệ an ninh mạng quốc gia, phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng từ các thế lực thù địch; Đẩy mạnh công tác dân vận, lắng nghe và giải quyết kịp thời các nguyện vọng, bức xúc của nhân dân; Tạo ra các chương trình, hoạt động nhằm xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, từ đó tạo ra một sức mạnh đoàn kết, đẩy lùi các âm mưu chia rẽ của thế lực thù địch.

Các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cần phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, phát động các phong trào thi đua yêu nước; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tạo ra một đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực lãnh đạo vững vàng; Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng./.

_________________________________________

Tài liệu tham khảo:

1. Tạ Duy Chính (2023), “Nhận diện một số thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay của các thế lực thù địch”, https://nda.edu.vn/tin-tuc/chong-dien-bien-hoa-binh/nhan-dien-mot-so-thu-doan-chong-pha-cach-mang-viet-nam-hien-nay-cua-cac-the-luc-thu-ich-1115.html

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, TI, II. Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

3. Minh Ngọc (2024), “Nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, hòng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng”, https://tinhuybinhphuoc.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/nhan-dien-ro-am-muu-thu-doan-cua-cac-the-luc-thu-dich-hong-chong-pha-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-3570.html

Nguồn trên trang: https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/nhan-dien-am-muu-thu-doan-cua-cac-the-luc-thu-dich-chong-pha-dang-nha-nuoc-p28727.html

Phòng Tổ chức - Hành chính
Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương